Ý nghĩa của Thư mời nhập học khi đi du học

      Chức năng bình luận bị tắt ở Ý nghĩa của Thư mời nhập học khi đi du học
Rate this post

Thư mời nhập học du học để làm gì?

Ngoài mục đích để bạn biết mình có được nhận vào học tại một trường đại học cụ thể hay không thì thư mời nhập học còn có một số mục đích khác:

  • thư mời du học hàn quốc
  • Nộp hồ sơ xin visa : Thật ra, bản thân thư mời nhập học (cả có điều kiện lẫn không điều kiện) không được dùng để nộp hồ sơ visa. Sau khi bạn đã trả lời đồng ý với thư mời nhập học ấy, đóng tiền cọc học phí (nếu được yêu cầu) thì phía trường đại học sẽ gửi cho bạn một giấy xác nhận được nhập học qua email. Thông thường, giấy này sẽ bao gồm các thông tin về khóa học của bạn như tên ngành, thời lượng khóa học, học phí, khoản tiền bạn đã đóng,… Lúc này bạn mới dùng giấy trên để nộp hồ sơ xin visa. Nếu bạn không có thư mời nhập học thì tất nhiên bạn cũng không có giấy xác nhận được nhập học này luôn.
  • Nộp hồ sơ xin học bổng chính phủ: Một số học bổng chính phủ như Chevening của chính phủ Anh sẽ yêu cầu bạn nộp thư mời nhập học của trường đại học bạn chọn. Nếu bạn được chọn để trao học bổng nhưng lại không được nhận vào học tại trường nào thì bạn sẽ không thể nhận học bổng của chính phủ.

Sự khác biệt giữa thư mời nhập học có điều kiện và không điều kiện là gì?

Thư mời nhập học có điều kiện (conditional offer letter) sẽ được trường đại học gửi cho bạn để thông báo là chỉ khi bạn đạt được những ĐIỀU KIỆN mà họ đề ra trong thư thì bạn mới được nhận vào học. Khi bạn nhận được thư loại này tức là hồ sơ của bạn bị thiếu một số tài liệu quan trọng như bảng điểm cuối kì, điểm thi tiếng Anh, bản photo hộ chiếu,… hoặc tài liệu bạn nộp chưa đạt “chuẩn” của trường. Ban tuyển sinh sẽ yêu cầu bạn bổ sung hồ sơ và có thể bạn sẽ buộc phải đạt được điểm số do trường đề ra thì bạn mới được nhận vào học.

Thư mời nhập học không điều kiện (unconditional offer letter) sẽ được trường đại học gửi cho bạn khi họ chấp nhận bạn vào học mà KHÔNG KÈM BẤT KÌ ĐIỀU KIỆN nào cả. Điều này có nghĩa là hồ sơ bạn cung cấp đã đủ tiêu chuẩn để vào học mà không phải nộp thêm bất kì tài liệu nào khác. Khi nhận được thư này là bạn chắc chắn đã được nhận vào học.

Khi nào thì tôi nhận được thư mời nhập học?

Hầu hết các trường đại học đều nhận được hàng trăm hồ sơ xin nhập học cho mỗi khóa học của trường. Do đó, ban tuyển sinh cần thời gian, thậm chí rất nhiều thời gian để có thể chọn lọc và tuyển chọn những người phù hợp nhất. Bạn có thể liên lạc trực tiếp với ban tuyển sinh của trường để cập nhật tình hình hồ sơ của mình. Trong một số trường hợp đặc biệt như bạn cần có thư mời nhập học sớm để nộp hồ sơ xin học bổng chính phủ thì bạn có thể nhờ họ xử lí hồ sơ của bạn trước. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng ban tuyển sinh không có nghĩa vụ PHẢI xử lí hồ sơ của bạn trước. Do đó bạn nên nhờ vả họ một cách lịch sự.

Tôi nên trả lời thư mời nhập học thế nào?

Thông thường mỗi bạn sẽ nộp hồ sơ xin nhập học vào nhiều trường đại học (ví dụ tại bậc đại học ở Anh thì là tối đa 5 trường). Do đó bạn không nên trả lời vội khi nhận được thư mời nhập học từ bất cứ trường nào mà hãy đợi đến khi bạn nhận được kết quả từ tất cả trường mà bạn nộp hồ sơ. Tại một số quốc gia hoặc bậc học, bạn chỉ có thể chấp nhận tối đa một số thư mời nhập học nhất định nên nếu bạn nhận được nhiều số đó thì bạn phải từ chối một số thư mời trước.

Có hai cách trả lời thư mời nhập học tạm gọi là “chắn chắn” và “phòng hờ”.

Bạn cứ tự tin trả lời “chắc chắn” với một thư mời nhập học KHÔNG ĐIỀU KIỆN, tức bạn hoàn toàn đã được ban tuyển sinh dành một chỗ trong trường.

Trong trường hợp bạn chỉ nhận được toàn thư CÓ ĐIỀU KIỆN thì bạn có thể trả lời “chắc chắn” với trường mà bạn thích nhất đồng thời trả lời đồng ý với một trường khác để “phòng hờ” trường hợp bạn không đạt yêu cầu của trường bạn thích. Đối với trường “phòng hờ” thì bạn nên chọn trường có điểm đầu vào thấp hơn trường bạn thích một tí để có thể đảm bảo bạn có nơi để học.

Lưu ý:

Bạn không thể thay đổi quyết định của mình sau khi bạn đã gửi hồi âm. Nếu bạn đạt yêu cầu với trường “chắc chắn” thì bạn phải vào học ở trường đó chứ không thể đổi sang trường “phòng hờ”. Nếu bạn trượt trường “chắc chắn” và đạt yêu cầu trường “phòng hờ” thì bạn phải học trường “phòng hờ”. Do đó, hãy cân nhắc thật kĩ khi bạn nhận được thư mời nhập học.

Nếu tôi không nhận được thư mời nhập học từ trường tôi yêu thích thì sao?

Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh này thì trước hết hãy cố gắng tìm hiểu lý do tại sao trường đại học đó không nhận bạn vào học. Một số trường sẽ nói rõ vì sao họ từ chối bạn trong thư từ chối, một số khác thì không. Bạn có thể gọi điện hoặc gửi email trực tiếp đến văn phòng tuyển sinh của trường để hỏi nhưng nên nhớ rằng họ có quyền từ chối không trả lời câu hỏi của bạn.

Trong trường hợp bạn nhận được những thư mời nhập học từ các trường khác thì bạn nên ngồi xuống và suy nghĩ liệu những lựa chọn đó có cái nào phù hợp với bạn hay không. Nếu như bạn nhất quyết phải học trường bạn yêu thích thì bạn vẫn có thể nộp hồ sơ xin nhập học vào năm sau. Trong thời gian chờ đợi đến lúc nộp hồ sơ bạn hãy làm việc hoặc học thêm các chứng chỉ bổ trợ để hồ sơ của bạn có thể trở nên hoàn thiện và tạo ấn tượng tốt đẹp với ban tuyển sinh vào năm sau.

tham khảo: phỏng vấn xuất khẩu lao động nhật bản

Du học nhật bản