Thận ứ nước là tình trạng tắc đường dẫn niệu trong thận hoặc ngoài thận làm thận to lên vì chứa đầy nước tiểu. Thận ứ nước thuộc vào nhóm bệnh bệnh thận do tắc nghẽn.
Dù sự tắc nghẽn là ở niệu đạo, bàng quang – niệu quản hay ở cao hơn nữa thì nước tiểu được thận tiếp tục sản xuất cũng sẽ ứ lại do không bài xuất được. Trong những ngày đầu và một vài tuần đầu than u nuoc cấp tính, chức năng thận vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh lí tắc nghẽn kéo dài, không được tháo gỡ có nguy cơ trở thành thận ứ nước mạn tính.
Do áp lực trong thận tăng lên chèn ép, các nephron chức năng sẽ bị hủy hoại, mức lọc cầu thận sẽ bị giảm sút, quá trình tái hấp thu và bài tiến của thận sẽ bị rối loạn. Cuối cùng thận ứ nước sẽ dẫn đến suy thận mạn tính. Mặt khác, nếu có kết hợp nhiễm khuẩn nặng, sinh mù bệnh nhân sẽ bị thận ứ mủ (pyonephrosia), nhu mô thận sẽ bị huỷ hoại, chứa đầy mủ, có khi phải phẫu thuật cắt bỏ thận.
Thận ứ nước là một bệnh thường gặp cả ở trẻ em và người lớn. Tỉ lệ gặp qua tổng kết kết quả phẫu thuật tửthi ở những bệnh khoa lớn trên thế giới khoảng 3,5-3,8%. Trong thực tế lâm sàng bệnh có thể được phát hiện ít hơn. Có khoảng 15-20% bệnh nhân có hội chứng u rê máu cao do suy thận bị thận ứ nước.
Ở trẻ em sơ sinh, thận ứ nước thường là nguyên nhân gây khôi u ở bụng nếu không phải là thận đa nang. Camphell (1970) nghiên cứu kết quả sau phẫu thuật tử thi ở 15.919 trẻ em, đã phát hiện một tỷ lệ thận ứ nước là 1,99% tức là khoảng 2%, trong đó có 81% là tarẻ em từ 1 tuổi trở xuống và 57,8% là trẻ em nam.
Ở phụ nữ vào tuổi trung niên trở lên bị than hu, thận ứ nước nhiều hơn nam giới, chủ yếu do thai sản và ung thư tử cung.
Ở nam giới, tuổi trẻ, cứ 1.000 bệnh nhân vào viện trên khoảng 220.000 dân là có 1 người bị tắc đường niệu do sỏi gây thận ứ nước cấp tính.
Ở Việt Nam, chưa có những thống kê mẫu lớn nhưng thận ứ nước cũng là một bệnh thường gặp.
Nguyên nhân thận ứ nước
Ở trẻ em thường do tổn thương bẩm sinh như: Phụt ngược bàng quang – niệu quản, gặp nhiều nở trẻ em nữ, nhưng ở người lớn cũng có một số người bị; có van niệu đạo.
Ở phụ nữ thường do: Có thai, thai chèn ép vào niệu quản; Ung thư ùng chậu hông.
Ở người trẻ thường do: Sỏi thận – tiết niệu: Dị dạng bẩm sinh.
Ở người có tuổi, thường do: U xơ tuyến tiền liệt: Ung thư bể thận; Ung thư tuyến tiền liệt; Ung thư bể thận; Rối loạn chức năng thần kinh bàng quang.
Triệu chứng của bệnh thận ứ nước
Do những thay đổi về nội tiết đó mà ngay sau khi bị tắc nghẽn, nghĩa là trong những giờ đầu thận bị ứ nước, dòng máu qua thận tăng lên và kéo dài được 4-6 tiếng. Sau đó dòng máu qua thận sẽ bị giảm dần chỉ còn khoảng 15-20% của mức bình thường mặc dầu PGI2, PGE2 vẫn tiếp tục đuợc sản xuất. Sự giảm mức lọc cầu thận ở đây là do thận tăng sản xuất thromboxane A2, một dẫn xuất của prostaglandin PGH2gây co mạch thận mạnh (throboxan A2 là một chất co mạch mạnh hơn bất cứ một chất co mạch nào khác).
Chính do những biến loạn về cơ giới, về nội tiết đã nêu mà thận bị thiếu máu nặng, nhiều nephron còn lại bị giảm mức lọc, giảm khả năng tái hấp thu natri, giảm bài tiết kali và hydro, giảm khả năng cô đặc của ống thận. Ống thận bị teo dần, tủy thận bị hủy hoại và sau 4-6 tuần lễ thì vỏ thận chỉ còn là một tổ chức liên kết và rải rác một vài cầu thận. Chức năng thận sẽ giảm sút và thận sẽ không hồì phục.
Thực nghiệm trên chó, khi gây tắc nghẽn hoàn toàn sau 2 tuần sự hồi phục chức năng chỉ được 45-50%, sau 3-4 tuần còn 15-30% và sau 6 tuần, Suy thận cấp tính không thể hồi phục.
Nếu sự tắc nghẽn được giải phóng sớm thì chức năng thận sẽ được phục hồi một phần hoặc hoàn toàn. Do đó, trong lâm sàng cần phát hiện sớm và xử lí sớm nghĩa là không được để sự tắc nghẽn và thận ứ nước kéo dài đến giai đoạn mà tổn thương nhu mô thận không còn hồi phục được. Khác với sự tắc nghẽn hoàn toàn, trong trường hợp tắc nghẽn một phần, bể thận sẽ bị phình to, có thể chứa đến 2-3 lít nước tiểu, tuy nhiên cấu trúc và chức năng vỏ thận lại được bảo tồn tương đối. Dòng máu qua thận, mức lọc cầu thận chỉ giảm nhẹ hoặc vừa. Rối loạn chủ yếu là giảm khả năng cô đặc nước tiểu và bài tiết ion tiết kali và hyđro.
Về tổn thương giải phẫu bệnh, ngay cả khi không có nhiễm khuẩn kết hợp, nhu mô thận cũng bị tổn thương nặng nề nếu thận ứ nước tức sự tắc nghẽn đường dẫn niệu không được giải phóng kịp. Hình ảnh tổn thương giải phẫu bệnh điển hình.
Giãn bể thận, dài thận, teo nhu mô vỏ thận; xơ hoá mô kẽ thận; cầu thận bị kính hoá (hyalin hoá); ống thận có chứa trụ trong (trụ hyalin) và có chỗ trụ protein Tamm- Horsfall; xâm nhập tế bào ở mô kẽ thận. Những ổ viêm này có thể là do hậu quả của các đợt nhiễm khuẩn; có trường hợp có hình ảnh hoại tử núm thận do thận ứ có kết hợp với nhiễm khuẫn nặng.
Có trường hợp do có nhiễm khuẩn kết hợp nên thận ứ nước đã chuyển thành thận ứ mủ. Có khi quả thận chỉ còn là một bọc mủ.
Triệu chứng suy thận lâm sàng tuỳ thuộc sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay cả 2 bên, vị trí bị tắc ở thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ là thận ứ nước đơn thuần.
Tắc ở dưới bàng quang như do u tuyến tiền liệt, chít hẹp nieêụ đạo thì dòng đái bị yếu và tia đái bé. Bệnh nhân có thể có đái ngắt quảng, đái nhỏ giọt, đái ngập ngừng, đái đêm. Nếu có kết hợp viêm bàng quang thì có đái buốt, đái đắt. Đái khó và đau dữ dội ở quy đầu là có sỏi niệu đạo.
Tắc có viêm bàng quang thường gây đái buốt, đái buốt, đái dắt, đái dục đái máu.
Tắc do rối loạn chức năng thần kinh bàng quang thường gây đái không kiệt, đái nhiều lần trong ngày.