Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:
- Dược liệu Đông trùng hạ thảo
- Những thời điểm các chị em nên dùng Đông trùng hạ thảo
- Tác dụng tuyệt vời của Đông trùng hạ thảo với Sinh Lý đàn ông
Công dụng chính:
Tăng cường sức khỏe, chữa trị váng đầu, an thai, điều hòa kinh nguyệt, tác dụng tốt với người hay bị đau bụng do hàn. Từ xưa các thầy y hay cho các chị em đang mang thai dùng ngải cứu với mục đích an thai, giúp thai nhi phát triển đều và tốt hơn, hạn chế các trường hợp sẩy thai.
Lá ngải cứu nếu dùng đều thì còn có tác dụng điều hòa tiết nội tiết tố rất tốt. Công dụng này có tác dụng giúp cho các chị em khắc phục được tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn. Có tác dụng tốt cho những trường hợp hiếm muộn, khó mạng thai, hay bị sẩy thai ngoài ý muốn.
Ngoài ra còn một số tác dụng khác. Nhưng trong đông y thì rất chú trọng việc dùng ngải cứu vào việc chữa trị bệnh váng đầu, an thai và điều hoa kinh nguyệt là chính.
Cách chế biến – Cách dùng: Các bài thuốc có ngải cứu thì cách chế biến rất đơn giản, đây gần như là cách chế biến các món ăn dân gian truyền lại.
+ Lá và thân cây ngải cứu có thể rửa sạch và ăn sống, cách này ít người làm vì ăn ngải cứu có vị đắng. Không hạn chế liều lượng.
+ Lá ngải cứu sao cháy pha với nước sôi để uống. Pha như pha trà. Không hạn chế liều lượng. Những chị em nào bị kinh nguyệt không đều thì trước ngày có kinh khoảng 6 ngày, thì nên pha lá ngải cứu khô để uống, ngày uống 3 lần, uống tốt nhất là vào buổi chiều và buổi tối. Có thể uống như uống trà.
+ Lá ngải cứulàm sạch thái nhỏ trộn chứng (chứng gà, vịt, ngỗng…) sau đó dán đều và ăn như bình thường. Đây gọi là món chứng dán ngải cứu. Món này làm rất thuật tiện nên hiện nay có nhiều người hay làm.
+ Thân, lá ngải cứu dùng để hần với một số loại thịt hoặc xương của gà, vịt, cá… Và món mà nhiều người hay dùng nhất là gà hầm ngải cứu.
- Gà hầm ngải cứu:
Các nguyên liệu:
– 1 con gà (gà chống hay mãi đều được, gà già sẽ tốt hơn).
– Cả lá và thân cây ngải cứu, số lượng tùy từng người.
– Gia vị thuốc Bắc hầm gà (nếu có thì nước hầm sẽ ngọt hơn, không cũng được).
– Nghệ tươi hoặc nghệ khô.
Cách làm:
Gà làm sạch, để cả con, bỏ nội tạng. Nghệ đập dập, bỏ vỏ. Cho gà vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa hạt nêm trong 40 phút. Sau đó bạn cho ga ra một bát to, lấy rau ngai cứu cho vào bụng gà và để ở dưới bát. Cho thêm gia vị vừa đủ. Để khoảng 20 phút cho ngấm thêm gia vị. Sau đó cho vào hầm cách thủy khoảng hơn 1 giờ. Trong quá trình hầm bạn nên lật gà cho đều để phía ngoài thân gà ngấm ngải cứu.
Gà hầm ngải cứu là món ăn quen thuộc của người Việt ta từ xa xưa. Cách làm, cách chế biến thì mỗi nơi một khác, có nơi chặt gà ra thành miếng, có nơi để nguyên con. Có nơi hầm cách thủy, có nơi hầm lấy cả nước để dùng nước hầm.
Gà hầm ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh đau đau kinh niên, đau đầu do mất ngủ, đau đầu do làm việc chí não, đau đầu do thiếu máu não. Nói chung đây là món ăn rất tốt cho những ai hay bị đau đầu. Ngoài ra đây là món ăn gần mà ngày xưa các cụ ta gần như bắt buộc ai đang mang thai là phải dùng.
Ngoài ra còn nhiều cách dùng ngải cứu với các món ăn khác. Người viết bài này đã được nhiều thầy đông y có tiếng khuyên như sau.
Các trường hợp sau nên dùng món gà hầm ngải cứu đó là:
- Người bị bệnh đau đầu. Người bị thiếu máu não, người hay bị hoa mắt mất ngủ.
- Người hay bị căng thẳng, hay phải làm việc đầu óc, người hay bị mất ngủ.
- Chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Người cần an thai.
- Người cao tuổi, người sức khỏe suy kiệt, người vừa qua đau ốm cần phục hổi sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ của các vị đông y về cây ngải cứu. Chú ý: Ngải cứu càng có vị “đắng, cay” thì càng tốt cho sức khỏe. Nhiều người lại hay thích dùng ngải cứu không có vị cay, đắng. Ngải cứu không có vị đắng thì thật ra không có tác dụng gì nhiều, đây có thể coi là một loại ra xanh nhé các bạn. Chúc các bạn ngon miệng với các món ăn có dùng thêm lá ngải cứu.