Điều hòa làm lạnh lâu là do nguyên nhân nào?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Điều hòa làm lạnh lâu là do nguyên nhân nào?
Rate this post

Nhiều gia đình đang phải đối phó với tình trạng điều hòa nhiệt độ không đủ mát dù đã hoạt động vài tiếng đồng hồ, chạy một lúc lại ngắt khiến người dùng có cảm giác còn nóng hơn cả khi sử dụng quạt điện. đơn vị sửa điều hòa tại nhà Đà Nẵng Nguyên Đức Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Tại sao máy lạnh lâu làm lạnh?

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa, máy lạnh tốn nhiều thời gian để làm lạnh như sau:

Dàn tản nhiệt, lưới lọc bụi máy điều hòa bị quá nhiều bụi bám vào, gây tắc khe dàn tản nhiệt, làm giảm lưu lượng không khí lưu thông, khiến gió điều hòa phả ra rất yếu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy điều hòa lâu làm lạnh.

Máy điều hòa bị yếu gas. Để biết liệu có phải đây có phải là nguyên nhân khiến máy lâu làm lạnh không, bạn cần sử dụng đồng hồ đo áp suất gas để kiểm tra áp suất gas trong máy (kiểm tra ở dàn nóng). Thông thường, với công suất làm lạnh của máy lạnh 12.000 BTU thì sẽ có áp suất gas điều hòa từ 75 tới 80 PSI.

Điều hòa bị hỏng tụ điện do hoạt động quá công suất khiến mặt lạnh vẫn chạy nhưng không có hơi lạnh tỏa ra.

 

Lắp giàn điều hòa đối diện với hướng gió

Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió, bởi gió gây tản hơi điều hòa và khiến điều hòa nhiệt độ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát. Tốt nhất, hãy lắp điều hòa nhiệt độ vuông góc với hướng gió.

Thợ sua dieu hoa tai Da Nang Khắc phục điều hòa lâu làm lạnh bằng 4 bước dưới đây:

1. Chuẩn bị

Đầu tiên, gỡ tấm lưới lọc bụi ở phía trước máy điều hòa của bạn ra. Cần chuẩn bị một con dao và tuốc nơ vít trong trường hợp tấm lưới được gắn bằng ốc vít. Trước khi tháo máy, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt nguồn điện, sau đó đặt máy lên một mặt phẳng chắc chắn. Nếu chiếc máy quá nặng, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của một người nữa.

2. Làm sạch bộ lọc

Bộ lọc của máy điều hòa nhiệt độ mà đặc biệt là bộ lọc của các máy điều hòa kiểu cửa sổ là bộ phận rất dễ bị bám bẩn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên (2-3 tuần/lần). Hãy làm sạch bộ phận này bằng một miếng giẻ mềm ẩm.

Chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước ấm pha xà bông và thuốc tẩy. Sau đó, rửa sạch bộ lọc và tấm phên bằng hỗn hợp này để loại bỏ các chất bẩn. Khả năng làm mát của máy điều hòa sẽ giảm đi trong trường hợp bộ lọc bị tắc. Sau khi rửa, cần để khô hai bộ phận này trước khi lắp lại vào máy.

3. Hút bụi

Bạn cần sử dụng một máy hút bụi có gắn bàn chải gắn để loại bỏ các bụi bẩn nhằm làm sạch cuộn dây làm mát, cuộn dây ngưng tụ, cánh quạt và các bộ phận bên trong khác của máy điều hòa. Hãy thực hiện công việc này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng

4. Kiểm tra

Hãy kiểm tra các lá tản nhiệt xem chúng có bị cong hay không. Nếu có, bạn cần mua một chiếc lược chuyên dụng trong các trung tâm thiết bị và sử dụng nó để làm thẳng các lá tản nhiệt. Thực hiện tương tự với các bộ phận bị cong khác.